MÁI TÔN NHÀ XE: GIẢI PHÁP BẢO VỆ PHƯƠNG TIỆN KHỎI TÁC ĐỘNG CỦA THỜI TIẾT

Nên chọn loại nào để làm mái tôn nhà xe?

Hiện nay, với nhu cầu cuộc sống tiện nghi và đặt sự an toàn lên hàng đầu thì con người luôn tạo ra những thiết kế để đáp ứng điều kiện đó. Mái tôn nhà xe là một trong những giải pháp bảo vệ phương tiện khỏi tác động của thời tiết giúp cả người lẫn xe đều được bảo vệ an toàn. Vậy mái tôn nhà xe mang lại những lợi ích nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo nhé. 

Nhu cầu sử dụng mái tôn nhà xe ngày nay

Việc lắp đặt mái che nhà tôn hầu như đã trở nên quen thuộc phổ biến với các công ty và một số người. Và nó xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Không đơn thuần mà được nhiều người sử dụng việc lắp đặt mà bởi vì những lợi ích mà nó mang lại nên nhu cầu sử dụng cũng tăng cao : 

  •  Mái che hạn chế được tác dụng bên ngoài bảo vệ các phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp…) như :  che nắng, chắn mưa, ngăn được phần bụi bẩn…
  •  Bên cạnh đó trên thị trường hiện nay tôn lợp mái được bán với nhiều màu sắc, kích thước, nhãn hiệu với mẫu dáng sáng tạo đẹp mát, khi lắp đặt sẽ tăng thêm thẩm mỹ cho các công trình.
  •  Sử dụng tôn làm mái che nhà xe có thể tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian. Thi công thuận tiện sử dụng được lâu dài 

Nên chọn loại nào để làm mái tôn nhà xe?

Nên chọn loại nào để làm mái tôn nhà xe?
Nên chọn loại nào để làm mái tôn nhà xe?

Mọi loại mái tôn nhà xe có cấu tạo cơ bản bao gồm: Khung thép làm nhiệm vụ chống đỡ cho mái tôn và mái tôn có chức năng là che nắng, che mưa, che gió, chắn bụi, đi kèm là các ốc, vít, mũ đinh để cố định mái tôn với khung thép tạo thành mái tôn nhà xe.

Mái tôn nhà xe cũng có nhiều kiểu dáng đa dạng để ứng biến phù hợp với từng diện tích nhà xe, tạo sự phong phú cho cảnh quan. Cụ thể có những kiểu dáng mái tôn sau:

  • Mái tôn vòm: là kiểu dáng mái tôn hình vòng cung, hướng cung lên hướng trên
    • Có 2 loại mái tôn vòm đó là:
      •  Mái tôn vòm lăn 
      • Mái tôn vòm dập 
      •  Có thể lựa chọn các kiểu dáng như vòm ngược, vòm 5 sóng, vòng 9 sóng…
  • Mái tôn vòm được sử dụng phổ biến bởi tính thẩm mỹ cao, thông thường tấm tôn sẽ được uốn cong ¾ hình hoặc ½ hình tròn để an toàn và việc vận chuyển cũng dễ dàng.
  • Ưu điểm: 
    • Mái tôn vòm bền và sử dụng trong thời gian dài, chắc chắn, cứng cáp hơn so với các loại khác
    • Kiểu dáng mái tôn vòm thích hợp cho một diện tích bãi đỗ xe lớn rộng rãi
    • Lắp ráp thi công đơn giản và nhanh nhất so với các loại mái tôn khác.
  • Nhược điểm: 
    • Khu vực nhà xe sẽ bị tối vì tôn có tính cản sáng nên có hệ thống đèn sáng cho khu vực vào buổi đêm
    • Mái tôn có trọng lượng lớn, vận chuyển sẽ hơi khó khăn đối với những nhà xe có diện tích lớn, mất nhiều thời gian kèm chi phí cũng sẽ cao hơn.
    • Nếu không sử dụng tôn chống nóng, tản nhiệt thì không gian bên dưới rất dễ bị hầm nóng gây cảm giác khó chịu.
Những kiểu dáng mái tôn: Mái tôn vòm
Những kiểu dáng mái tôn: Mái tôn vòm
  • Mái tôn dạng mái hiên: kiểu dáng khá đơn giản không được sử dụng phổ biến như mái tôn vòm, phù hợp cho những người không thích cầu kì 
  • Ưu điểm:
    • Phù hợp cho nơi có diện tích nhỏ như nhà xe gia đình và cả nơi có diện tích lớn như: Công ty, bệnh viện, trường học. 
    • Việc lắp ráp và thi công đơn giản và nhanh chóng
    • Kiểu dáng đơn giản dễ thiết kế và chọn nguyên vật liệu 
  • Nhược điểm: 
    • Tính thẩm mỹ không cao 
    • Vận chuyển cần cẩn thận vì tôn dễ bị trầy xước nếu kéo lê trên đất
Những kiểu dáng mái tôn: Mái tôn dạng mái hiên
Những kiểu dáng mái tôn: Mái tôn dạng mái hiên

Ngoài các yếu tố về thiết kế, để lựa chọn loại mái tôn làm nhà xe phù hợp cần xét đến chất liệu của từng loại mái tôn: 

Do mái che nhà xe luôn ở ngoài trời nắng nóng, chịu tác động lớn từ thời tiết khá cao nên đa phần có các loại tôn thông dụng như sau: 

  • Tôn cách nhiệt: Là loại tôn phổ biến hiện nay được đánh giá cáo về công năng và ưu tiên lựa chọn cho nhà xe, thực hiện tốt nhiệm vụ cách nhiệt cho nhà xe dù thời tiết có khắc nghiệt đến mấy 
    • Ngoài ra còn có độ bền cao
    • Chi phí lắp đặt và sửa chữa thấp, giá thành hợp lí 
    • Loại tôn này còn hạn chế tối đa việc tốc mái khi trời gió mạnh 
  • Tôn lạnh: cũng là một loại tôn được ưu tiên sử dụng, nhờ có lớp mạ kẽm bên ngoài nên tôn lạnh có thể phản xạ ánh mặt trời, không gây tình trạng nóng bức
    • Có tính năng chống ăn mòn cao rất khó bị gỉ sét, hay ố vàng
    • Tính thẩm mỹ cao 
    • Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển thi công lắp đặt 
Tôn lạnh
Tôn lạnh
  • Tôn sóng: Tôn này có hai loại là sóng tròn và song vuông, trên bề mặt còn có các phần sóng phụ giúp tăng độ cứng cho tôn, giúp mái tôn bền chắc.
    • Nhờ các sóng trên tôn, khi gặp trời mưa, nước mưa dễ dàng đi theo các rãnh sóng rơi xuống đất, tránh ứ đọng nước trên tôn gây nặng cho công trình
    • Tính thẩm mỹ cao,
    •  Giá thành rẻ, tiết kiệm được khá nhiều chi phí
Tôn sóng
Tôn sóng

Cách lắp đặt mái tôn nhà xe

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ thi công 
      • Lựa chọn các loại tôn phù hợp với nhu cầu sử dụng được đo kích thước theo đúng tỉ lệ nhà xe, màu sắc, độ dày của tôn
      • Các dụng cụ khác như: Xà gồ, khoan, keo dán, ốc vít, đinh,…
  • Bước 2: Tiến hành thi công phần xà gồ hệ khung mái 
      • Để thực hiện được bước thi công xà gồ cho khung mái che nhà xe, thì người thợ nên xem qua bảng vẽ thiết kế của toàn bộ công trình. Việc này, giúp đội ngũ thi công có thể nhanh chóng thiết kế và tiến hành thi công phần xà gồ chính xác, phù hợp với tính chất của công trình.
      • Ngoài ra, ở giai đoạn này người thi công cũng tiến hành tính toán chính xác khoảng cách và độ dày phần xà gồ. 
      • Bên cạnh đó, cần lưu tâm luôn độ dốc cho mái che, mái tôn nhà xe phải có độ nghiêng thích hợp, để khi trời mưa lượng nước thoát ra ngoài nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến các phương tiện.
  • Bước 3: Tiến hành lắp đặt các viền bao quanh mái che 
    • Cố định diềm mái và hắt mái, đảm bảo được bao phủ hết diện tích như yêu cầu 
    • Phần viền mái khá là quan trọng, nên khi lắp đặt cần đảm bảo độ chính xác, theo quy chuẩn khi lắp đặt viền nên sử dụng định có kích thước từ 5cm-7cm 
  • Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp mái tôn vào khung mái 
    • Lắp đặt tôn vào khung mái sẽ lần lượt theo hướng từ trên dần xuống phía dưới. 
    • Phần rìa ngoài chừa ra tối thiểu 2cm 
    •  Nếu mái che có kích thước lớn, cần đến nhiều tấm tôn, thì các tấm này sẽ được xếp chồng lên nhau, và tấm này chồng lên tấm kia một khoảng ít nhất là 2.5cm.
    •  Cố định các tấm tôn bằng các loại keo silicon, còn cố định tôn vào khung mái bằng đinh vít.
  • Bước 5: Lắp đặt tấm che khe nối 
    • Ở những vị trí nối của mái che, chúng ta sẽ dùng tấm che này đặt lên trên, chúng giúp bao phủ lại phần nối trước đó, chống được bụi bẩn và nước mưa chảy vào trong mái che, tránh ảnh hưởng đến phương tiện.
    • Đội ngũ thi công sẽ dựa vào phần nóc mái để xác định những thông số cần thiết cho tấm khe, nếu cần thiết có thể uốn cong tấm che khe nối thành những hình chữ V.
  • Bước 6: Hoàn thành quy trình lợp mái tôn nhà xe, vệ sinh và nghiệm thu hợp đồng
    • Sau khi đã thi công xong, phải tiến hành kiểm tra lại một lần cuối, quan sát kỹ cả phần bên trong lẫn bên ngoài mái che nhà xe. 
    • Ngoài ra, chúng ta phải lau dọn, vệ sinh sạch sẽ các mảnh tôn vụn đã cắt trước đó, cũng như thu gom đinh, vít còn sót lại. 
    • Bước này, giúp mái che đảm bảo độ thẩm mỹ, hạn chế hư hỏng, tình trạng gỉ sét trong quá trình sử dụng.

Những lưu ý khi thiết kế và lắp đặt mái tôn che nhà xe

Để mái tôn nhà xe sau khi thi công mang lại đúng những công dụng mà bạn mong muốn, cũng như quá trình sử dụng không xảy ra sự cố, thì trước khi bắt tay vào thiết kế lắp đặt chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Trong bất kỳ công trình xây dựng nào thì phần vật liệu cũng quan trọng nhất, vật liệu phải chất lượng thì công trình mới đảm bảo an toàn, đáp ứng được nhu cầu thi công và sử dụng được lâu dài. Vì vậy, bạn phải mua tôn và những dụng cụ cần thiết khác tại những nơi uy tín.
  • Đối với đội ngũ thi công, trước khi thi công mái tôn nhà xe người thợ phải khảo sát mặt bằng, nghiên cứu kỹ thiết kế tổng thể của công trình.
  • Trong quá trình lắp đặt mái tôn, không được dùng các dung dịch có tính tẩy rửa mạnh để vệ sinh bề mặt tôn, việc này làm giảm chất lượng của tôn, khiến chúng dễ dàng bị bào mòn, gỉ sét.
  • Khi tiến hành cắt tôn, người thợ chú ý không để phần phôi sắt bắn vào bề mặt tôn, chúng sẽ làm cháy phần sơn bảo vệ của tôn.
  • Khi vận chuyển tôn, tuyệt đối không kéo trượt trên mặt đất, sẽ làm tôn trầy xước, giảm chất lượng mái che.
  • Để tôn không bị gỉ khi để lâu bên ngoài, thì người thợ cần xịt một lớp sơn chống gỉ lên trên.
  • Để đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời tăng thời gian sử dụng thì cứ 6 tháng bạn nên tiến hành bảo dưỡng và vệ sinh mái che 1 lần.

Cách bảo trì mái tôn nhà xe

Sau một thời gian dài sử dụng không ít thì cũng nhiều các loại mái tôn sẽ bị ảnh hưởng như gỉ sét, mòn, gặp các vấn đề về sửa chữa để đảm bảo tính an toàn nên liên hệ bên phía thi công bảo trì mái tôn nhà xe 3 tháng 1 lần. Để đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ của mái tôn nhà xe. 

Tất cả những ưu điểm trên đủ để cho thấy tính ưu việt của mái tôn nhà xe mang lại những trải nghiệm tốt cho bạn như thế nào và là lý do để chúng ta sẽ tin dùng và lựa chọn mái tôn nhà xe: Giải pháp bảo vệ phương tiện khỏi thời tiết. Nếu bạn muốn tìm một nơi thi công mái tôn nhà xe uy tín hay liện hệ chúng tôi, chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến 1 trải nghiệm tốt cho bạn. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

CÔNG TY TNHH TM-DV-XD ĐẠI MẠNH KHÁ

Văn phòng TPHCM

Địa chỉ: D9/7c Nữ Dân Công, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM

Địa chỉ 2: 35/9 Đường số 2, KP.3, P.Bình Hưng Hòa, Q. Tân Bình, TP.HCM

MST: 0312951829 –  Số TK:0501000064818 Ngân Hàng Vietcombank

Tel: 09859229330908 40 55 48 – 0973 711 327 – 0973 23 83 83 

Email: maihiendaimanhkha@yahoo.com.vn

Website: https://maixepsaigon.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.