Mai che có vai trò rất quan trọng đối với không gian sống của các gia đình. Ngoài tác dụng bảo vệ cho ngôi nhà tránh khỏi các thay đổi của thời tiết thì mái che còn là nơi để chúng ta ngồi tán gẫu, trò chuyện cùng người thân, bạn bè. Vậy có những loại mái che nào? Ưu nhược điểm các loại mái che là gì? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các loại mái che.
Mái hiên di động
Mái che di động có kết cấu cũng khá giống với những loại mái che khác. Loại mái che này gồm có phần mái và phần khung.
- Phần khung: Được thiết kế giống như chiếc xe đẩy có 4 bánh di chuyển rất dễ dàng. Phần khung có chất liệu là thép mạ kẽm có tính chống gỉ tốt và có kích cỡ thích hợp. Để tránh việc dễ bị hư hỏng bởi thời tiết mưa gió thì chiều cao của phần khung không vượt quá 5m.
- Phần mái: Bao gồm 2 chiếc mái che gắn ở phần khung. Việc thu vào hay đưa ra rất thuận tiện nhờ cây quay thiết kế ở giữa 2 mái. Phần mái này được làm bằng bạt nhựa PVC cao cấp có thể chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Ưu điểm:
- Thiết kế linh hoạt, gọn nhẹ.
- Thích hợp với các không gian khác nhau.
- Có độ bền cao nên có thể tiết kiệm được chi phí.
Nhược điểm:
- Vì không được cố định ở bất kỳ thứ gì nên hiệu quả chống mưa gió không cao.
- Khi cất giữ cần có không gian lưu trữ đủ lớn.
Mái xếp di động
Đây là một loại mái để che mưa, nắng và có thể thay đổi kích cỡ khi sử dụng, lắp theo nhiều kiểu. Có tính linh hoạt, dễ sửa chữa, thay đổi.
Ưu điểm:
- Có độ bền, dẻo dai, chống thấm dột tốt, có thể chống nắng nóng.
- Có màu sắc đa dạng để lựa chọn.
- Giá của mái xếp thường sẽ thấp hơn mái kính, mái tôn, mái ngói, mái nhựa,…
- Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận chuyển, lắp đặt ít tốn công sức.
- Có sự thông thoáng, giảm âm thanh.
Mái che cố định
Mái che cố định được lắp đặt gắn với cấu trúc của căn nhà. Không dễ dàng để có thể thay đổi được cấu trúc, kích thước của loại mái này khi sử dụng. Để thi công loại mái này cần có những vật dụng như sắt, bê tông, tôn, gỗ,…
Ưu điểm:
- Bảo vệ được cửa sổ hoặc sảnh chính, ban công tầng thượng khách sạn, nhà hàng, ngồi nhà,… lắp ở sân, không gia lớn làm nơi để xe rất tốt, có thể chống lại thời tiết khắc nghiệt.
Nhược điểm:
- Kiểu dáng, mẫu mã khá đơn giản. Mái che có không gian kém thông thoáng, ngột ngạt.
- Cần có diện tích lớn để lắp đặt.
Mái che xếp lượn sóng
Mái che lượn sóng có cấu tạo gồm nhiều chi tiết kết hợp lại tạo thành. Trong đó bao gồm 2 phần chính:
- Phần khung: Có chất liệu bằng thép inox, sắt hay nhôm hoặc có thể bằng khung gỗ hàn, bắt ốc thành khung. Nếu là không gian trống thì có thể sử dụng cột hay bắt vào tường, bờ rào với phần khung chờ.
- Phần bạt: May thành từng sóng khoảng 50cm. Xỏ nhôm hoặc sắt vào mỗi ống bạt bắt bánh trượt. Tiếp theo, lùa ray treo hàn ròng rọc để kéo dây hay dùng motor tự động.
Ưu điểm:
- Việc thu vào hay kéo ra rất dễ dàng tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
- Có tính ứng dụng rộng rãi, diện tích che phủ khá lớn, được dùng ở các đặc khu kinh doanh hoặc những căn nhà đơn thuần.
- Có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, chất liệu có tuổi thọ và chất lượng tốt.
- Thuận tiện cho nhiều đối tượng sử dụng dù là người già hay trẻ em.
- Có các loại mái che di động lượn sóng rất hiện đại, được tích hợp các hệ thống motor quay tay tự động hoặc điều khiển từ xa rất thuận tiện.
Nhược điểm:
- Chi phí lắp đặt loại mái này thường cao hơn vài loại mái hiên di động khác.
Mái che vòm
Kết cấu của mái che vòm có 3 loại cơ bản: Mái vòm nhựa, mái vòm bằng tôn, mái vòm bạt.
Ưu điểm:
- Có màu sắc khá đa dạng, có thiết kế thích hợp với mỗi kiến trúc khác nhau.
- Việc cuốn vào, thả ra khá dễ dàng nên thích hợp với nhiều công trình khác nhau.
- Khả năng che nắng của chất liệu mái bạt xếp lên tới khoảng 97%.
- Những lúc chiều tối và lúc cần ánh sáng thì có thể cuộn gọn lại. Ngoài ra, loại mái vòm này còn có tính thẩm mỹ cao, nhiều màu sắc tươi trẻ, sinh động để thu hút.
- Có tính tiện dụng cao, người già hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng dễ dàng.
Nhược điểm:
- Mái vòm tôn: có tiếng ồn khi mưa rơi, có thể gây khó chịu. Loại tôn lạnh có chi phí hơi đắt đỏ. Độ bền của mái tôn không cao dù giá cả không hề thấp.
- Mái vòm bằng nhựa: Có sự hấp nhiệt.
- Mái vòm bạt: Mái nhựa và mái tôn có tính chất kín nên không gian lắp đặt ở dưới thường nóng và bí. Khí nóng rất khó thoát ra từ phía trên nóc. Vì vậy, người sử dụng có thể nghiên cứu, dùng loại mái vòm bằng bạt lắp đặt.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về ưu nhược điểm các loại mái che phổ biến hiện nay. Mỗi loại mái che đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn có thể lựa chọn được loại mái che phù hợp với mình. Quý khách có nhu cầu về mái che hãy liên hệ ngay với Mái Xếp Sài Gòn.
Mái Xếp Sài Gòn chuyên về thiết kế và thi công cafe sân vườn, nhà hàng, tận dụng được không gian.
Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0985922933 – 028.6678 1327 – 0908 40 55 48 – 0973 711 327 – 0973 23 83 83
Địa chỉ 2: 35/9 Đường số 2, KP.3, P.Bình Hưng Hòa, Q. Tân Bình, TP.HCM
Email: maihiendaimanhkha@yahoo.com.vn
Website: https://maixepsaigon.vn